Chào các bạn! Hôm nay Vườn tí hon giới thiệu đến các bạn yêu thích trồng trọt danh sách các loại hạt giống siêu “cute” siêu “HOT” đang được các bạn nam, các bạn nữ, các mẹ, các chị nội trợ săn lùng. Còn gì thích thú hơn khi tự tay mình trồng, chăm sóc và thu hoạch những loại trái, rau củ vừa dễ thương lạ mắt lại rất giàu chất dinh dưỡng thế này phải không ạ! Mọi người nhanh tay ghé lựa cho riêng mình những loại hạt giống mà mình yêu thích nhé!
VƯỜN TÍ HON CHUYÊN CUNG CẤP NHỮNG LOẠI HẠT GIỐNG SAU:
1. CỦ CẢI GỒM CÓ CÁC LOẠI SAU:
a. Củ cải trắng ruột đỏ
b. Củ cải xanh ruột đỏ
c. Củ cải tròn đỏ tí hon
d. Củ cải tròn tím tí hon
e. Củ cải đỏ dài tí hon
f. Củ cải tí hon mix màu
2. CÀ CHUA GỒM CÓ CÁC LOẠI SAU:
a. Cà chua lê cam
b. Cà chua vàng trái cây
c. Cà chua bi lùn Bonsai
d. Cà chua trái tim
3. CÀ RỐT GỒM CÓ:
a. Cà rốt tí hon
b. Cà rốt đen tí hon
4. BẮP CẢI GỒM CÓ:
a. Bắp cải xanh tí hon
b. Bắp cải tím tí hon
c. Hoa bắp cải
5. Bí đĩa bay tí hon
6. Bí ngô tí hon (bí đỏ tí hon)
7. Dưa hấu tí hon
8. Lựu lùn đỏ
9. Nho lùn
10. Dâu tây vàng
11. Đậu bắp mập lùn
12. Măng tây xanh
13. Bí hạt đậu
14. Tía tô Tây
15. Dưa chuột bao tử
16. Hoa đồng tiền mix màu
17. Hoa hướng dương đỏ
18. Hoa hướng dương lùn
Các loại hạt giống đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hầu hết các loại hạt giống của Vườn tí hon có nguồn gốc xuất xứ từ Nga như các loại củ cải, các loại cà chua, dưa hấu tí hon, các loại cà rốt, bắp cải và bí ngô; Một số loại có nguồn gốc từ Pháp, từ Nhật với giá thành cực ưu đãi, hạt giống cho tỉ lệ nảy mầm cao.
Vật lộn với cơn ốm nghén trong ba tháng đầu luôn là nỗi ám ảnh với các bà bầu, hầu hết tất cả các bà mẹ đều phải trải qua. Hôm nay, Vườn tí hon sẽ mang tới cho các bạn những loại thực phẩm có khả năng tốt nhất xoa dịu cơn ốm nghén trong những tháng đầu của thời kỳ mang thai.
1. Họ nhà Cam, quýt, bưởi
Cam, quýt, bưởi không chỉ giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu, mà ngay cả vỏ cam, quýt, bưởi cũng có tác dụng chống nôn khá tốt. Cách chống nghén tốt nhất cho bà bầu là hãm vỏ quýt, cam với nước sôi uống hàng ngày. Nếu không, bà bầu có thể ngửi mùi từ vỏ cam cũng có thể khiến các mẹ bầu không còn cảm giác bị ốm nghén trong những ngày đầu mang thai này nữa.
2. Dưa hấu
Dưa hấu không chỉ giúp hết cảm giác buồn nôn mà còn là loại thực phẩm bù lại lượng nước đã mất cho bà bầu khi nôn.
3. Sinh tố chanh, táo
Quả chanh có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt. Bà bầu có thể uống nước chanh hàng ngày với một ít muối, đường hoặc mật ong tùy theo sở thích của mình. Ngoài chống buồn nôn, chanh còn có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, táo có vị ngọt, giúp tăng cường sự thèm ăn, thúc đẩy digest, giảm nôn ói và bổ sung kali, vitamin. Nếu có sự kết hợp nước ép giữa chanh và táo thì đây quả là một món sinh tố tổng hợp vừa đủ dinh dưỡng vừa giúp mẹ bầu vượt qua những cơn ốm nghén khó chịu trong thai kỳ của mình.
4. Củ cải
Củ cải là một loại rau củ có vị mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn và rất hợp với bà bầu. Có rất nhiều cách để chế biến củ cải, các mẹ có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày.
5. Khoai lang, khoai tây
Trong củ khoai lang rất phong phú các loại vitamin như: vitamin B6, viatmin C, folate, photpho… Vì vậy, việc ăn khoai lang không chỉ cung cấp dưỡng chất tốt cho mẹ và bé mà còn giúp các mẹ bầu giảm chứng buồn nôn và chán ăn. Một củ khoai tây nhỏ nướng vừa chín tới cũng có thể giải quyết sự khó chịu trong dạ dày cho mẹ bầu. Tinh bột có trong khoai tây sẽ bổ sung chất bột cho cơ thể đồng thời làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp mẹ bầu nhanh chóng quên đi cơn buồn nôn kéo đến.
6. Chuối
Khi ói mửa hay tiêu chảy, cơ thể thường bị mất kali nhanh chóng khiến cảm giác mệt mỏi, buồn nôn thêm trầm trọng. Ăn chuối chín chính là phương pháp rất hiệu quả trị chứng buồn nôn này bởi trong chuối có chứa nhiều kali, vì vậy việc ăn chuối có thể bù lại lượng kali bị mất đi rất nhanh chóng.
7. Nước ép cà chua, đu đủ chín
Cà chua giàu vitamin C, carotene, protein, nguyên tố vi lượng có lợi cho sắc tố da. Còn đu đủ chín tốt cho dạ dày, điều trị chứng khó tiêu, nôn mửa đặc biệt là cảm giác buồn nôn khi ốm nghén. Nước ép cà chua, đu đủ chín còn giàu vitamin A, giúp ngăn ngừa mất canxi, chứa các loại enzyme giúp thúc đẩy sự cân bằng trao đổi chất của người mẹ trong quá trình mang thai nên loại sinh tố này được coi là 1 trong những loại thức ăn cho bà bầu bị nghén vừa tốt cho sức khỏe của mẹ còn giúp bé phát triển tốt.
8. Bí đao
Bí đao có vị ngọt, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Bà bầu có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày. Hoặc cũng có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu rất tốt.
9. Gừng
Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đàm và được coi là một phương pháp làm cân bằng những cơn rối loạn tiêu hóa, cùng chứng nôn mửa trong thời gian mang thai. Gừng có tác dụng làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn. Bà bầu có thể sử dụng gừng ở dạng ăn tươi, pha với nước ấm hay ngậm kẹo có tinh chất gừng.
10. Bạc hà
Cũng giống như gừng, bạc hà có tính âm và làm giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả. Có nhiều cách để sử dụng bạc hà. Ví dụ, bà bầu có thể ăn kẹo bạc hà, uống trà bạc bà hoặc dùng tinh dầu bạc hà để hít hà, cơn buồn nôn sẽ giảm tức khắc.
Giống củ cải lạ này còn có tên gọi khác là củ cải dưa hấu – watermelon radish. Củ cải có hình dáng tròn trịa, vỏ trắng, nhưng khi bổ đôi củ ra bên trong ruột lại có màu đỏ hồng tươi. Củ cải có vị ngọt dịu và giòn, giàu chất dinh dưỡng, ăn vào thanh mát rất ngon miệng. Ngoài việc chế biến thành các món canh, salad, hầm, luộc,…. bạn còn có thể sử dụng để trang trí món ăn nhờ vẻ đẹp nổi bật và lạ mắt của chúng.
Củ cải trắng ruột đỏ mini có thời gian thu hoạch khá nhanh, thích hợp trồng vào mùa thu, chỉ khoảng 50 – 60 ngày từ ngày bắt đầu gieo hạt giống là bạn có thể tận hưởng thành quả của mình.
Bước 1: Lựa chọn và xử lý hạt giống
Sau khi đã có được hạt giống xuất xứ rõ ràng, tin cậy chúng ta tiến hành ngâm vào nước ấm khoảng 3 – 5 tiếng đồng hồ, bước này nhằm thúc đẩy cho hạt giống nảy mầm nhanh hơn. Đây là những thao tác đơn giản để trồng bất cứ hạt giống nào không riêng gì củ cải trắng ruột đỏ nhé mọi người.
Đất trồng: Bạn nên chọn loại đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt và tránh xa khu vực có chất thải để trồng củ cải mini. Các bạn trong nhà phố thì cứ mua đất bình thường ở những nơi chuyên bán cây cảnh và hạt giống, nhớ mua thêm chậu hoặc thùng xốp nhé!
Bước 2: Gieo hạt và chăm sóc
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thao tác thì chúng ta gieo hạt thôi nào. Gieo hạt dưới lớp đất mỏng chừng 1cm, khoảng cách gieo giữa các hạt là khoảng 5-10 cm và tưới đều đặn 1-2 lần/ngày tùy thời tiết, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm.
Khi trồng được khoảng 20 ngày, hãy tỉa bớt các cây thấp yếu, để lại những cây cao to. Kiểm tra độ thoát nước của đất để tránh tình trạng bị thối.
Bạn nên thường xuyên theo dõi các biểu hiện sâu bệnh (chẳng hạn như rệp, sâu bọ,…), nếu cần thiết có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để hỗ trợ phòng trừ. Lưu ý không được nhổ cây lên trồng lại vì như vậy nó sẽ không phình củ được.
Bước 3. Chính là thành quả đó, thu hoạch thôi
Nhổ củ cải lên silfie và tạo ra các món ăn mà bạn yêu thích nhé.