Bạn có biết trung bình 1kg bí đỏ thì chứa khoảng 40 calo… do vậy bí đỏ là thực phẩm ưu tiên cho việc giảm béo. Loại thực phẩm này còn chứa chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên không gây béo phì và tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm đẩy nhanh quá trình tạo máu và huyết tố cầu, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch. Các chất khác như beta carotene, gluxit, protit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác trong bí ngô cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Quá nhiều lợi ích như vậy sao lại không tự tay trồng vài chậu bí ngô tí hon để thưởng thức phải không nào. Cùng tìm hiểu cách trồng qua bài hướng dẫn dưới đây nhé mọi người.
Bí ngô tí hon hay còn gọi bí ngô mini được biết đến với tên gọi Pumpkin Casperita, Baby Boo pumpkins hay Miniture Pumkins. Kích thước quả chỉ để vừa lòng bàn tay nhưng lại là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ.
Bí ngô tí hon có nhiều hình dạng khác nhau như tròn hay giống đĩa bay. Kỹ thuật trồng cây bí ngô tí hon rất đơn giản nên được rất nhiều bà nội trợ ưa chuộng.
Thời gian trồng:
Bí ngô tí hon có thể trồng được quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính đó là vụ Đông Xuân trồng tháng 11 để thu quả vào tháng 4- 5 và vụ Hè Thu trồng tháng 7 để thu quả vào tháng 9-10. Nếu bạn dự định dùng bí ngô tí hon để trang trí cho Halloween và Noel thì nên trồng vào tháng 5-6.
Bí ngô ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước vì vậy nên chọn đất thịt nhẹ pha cát như đất phù sa ven sông, suối. Cây không kén đất nhưng đòi hỏi phải thoát nước tốt, vì cây chịu úng kém nhưng chịu khô hạn tốt. Độ ẩm cao không thích hợp cho cây phát triển vì dễ phát sinh bệnh trên lá.
Cách gieo trồng bí ngô tí hon:
Ngâm hạt trong nước ấm sau đó vớt ra ủ trong khăn ẩm cho nứt nanh. Rồi đem gieo trực tiếp trên hố hoặc gieo vào bầu chăm sóc thành cây giống cứng cáp rồi đem trồng.
Khoảng cách cây cách cây trên hàng là 50 – 80cm. Tưới nước để làm ẩm đất và giữ ẩm cho đến khi cây xuất hiện trong 7 đến 10 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ đất.
Chăm sóc:
Giống như bí ngô khác, bí ngô nhỏ thích ánh nắng mặt trời thời gian chiếu sáng là 6 đến 8 giờ một ngày. Cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nhất là giai đoạn ra hoa. Bạn chú ý cần lưu ý đến hệ thống thoát nước để thoát nước tốt trong mùa mưa không để rễ cây bị úng.
Trồng bí ngô tí hon chỉ mất hơn 50 ngày là đã cho thu hoạch. Bí ngô tí hon có nhiều hình dạng khác nhau như tròn hay giống đĩa bay. Bí ngô được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vô cùng bổ dưỡng.
Điểm danh những ai muốn sở hữu một chậu cảnh bonsai lạ mắt vừa là loài cây ăn trái siêu ngon, đầy chất dinh dưỡng giơ tay nào. Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến các bạn giống Nho lùn Pháp siêu đỉnh. Một loại nho siêu lùn vừa là cây ăn trái vừa là cây cảnh độc đẹp, có thể trồng trong chậu để trưng trong nhà, hành lang, sân thượng hay ban công đều được ạ.
Hiện nay nho lùn Pháp là một giống nho mới được nhiều người ưa chuộng vì nó vừa có thể làm cảnh, vừa là cây ăn quả. Các giống nho truyền thống thông thường phải mất đến 3 năm mới ra quả, nhưng nho lùn Pháp chỉ vài tháng là đã cho quả sai trĩu.
Nho lùn Pháp có tên khoa học là Vitis vinnifera thuộc họ Vitaceae, là loại cây lâu năm. Có thể trồng trong chậu, trồng giàn. Giống nho lùn Pháp hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở Việt Nam. Cây ít sâu bệnh, leo giàn nhanh, có rễ chùm nông nên các bạn hoàn toàn có thể trồng ở diện tích chật hẹp mà vẫn phát triển tốt. Hơn nữa, giống nho lùn Pháp có tuổi thọ rất cao.
Một đặc điểm thú vị của giống nho lùn Pháp là chúng siêu lùn nên dễ dàng trồng trong chậu, uốn dáng bonsai làm cảnh. Đặc biệt dù cây chỉ cao 30-40cm nhưng vẫn có trái mà không nhất thiết phải làm giàn leo.
Cách ươm hạt nho lùn Pháp
1. Chuẩn bị hạt giống
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị hạt giống. Bạn có thể mua hạt giống nho lùn Pháp từ các cửa hàng bán hạt giống uy tín để có tỉ lệ nảy mầm tốt, không sâu bệnh. Nên chọn túi hạt giống còn nguyên bao bì không bị rách, đảm bảo chất lượng cao.
2. Chuẩn bị đất trồng
Đất dùng để ươm nho lùn Pháp là đất thịt pha cát, pH = 5,5-7,5, đất cao, thoát nước tốt. Ngoài ra người ươm cũng có thể dùng đất tribat để trồng cũng rất tốt cho sự phát triển của cây. Thời gian ươm nho lùn Pháp thích hợp nhất là vào tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau. Tốt nhất là sau khi mùa mưa.
3. Cách ươm và chăm sóc
+ Xử lý hạt: Trước khi ươm giống, bạn phải tiến hành ngâm hạt trong nước ấm khoảng 24 tiếng. Sau đó, dùng khăn vải thấm hoặc gói hạt lại. Tiếp theo bỏ gói khăn giấy vào bọc nylon, cho hạt đã ngâm vào cùng rồi cột miệng bọc lại và đặt vào tủ lạnh ở ngăn mát. Để như vậy trong 3 tháng.
+ Gieo trồng: Sau 3 tháng hạt nảy mầm thì sẽ tiến hành gieo trồng. Lúc này bạn hãy bỏ đất vào chậu và gieo hạt trực tiếp lên đất. Tiếp theo rải một lớp đất nhẹ lên trên và tưới nước tạo độ ẩm cho đất giúp hạt nhanh phát triển.
+ Tưới nước: Bạn cần phải cung cấp nước cho nho lùn Pháp đầy đủ thì cây mới phát triển được. Theo đó khi trời nắng thì 4-5 ngày tưới 1 lần, còn trời mưa thì tưới ít hơn nữa. Bạn nên cố gắng tạo ra hệ thống thoát nước khi trời mưa, cây sẽ không bị ngập úng.
+ Bón phân: Khi cây được 7 – 8 tháng sẽ tiến hành bón phân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây, sau 2 tháng tiếp theo bón phân thêm lần nữa.
+ Sâu bệnh: Nho Pháp lùn thường bị các loại sâu ăn lá tấn công. Tùy thuộc vào mức độ phá hại của sâu mà chọn phương thức diệt trừ thích hợp. Có thể dùng đến 1 số loại thuốc đặc trị thích hợp như Aztron, Dipel, NPV, Seba…
+ Thu hoạch: Khi nào thấy nho có màu đỏ đều chùm quả, ăn có vị ngọt và mùi thơm dễ chịu thì có thể thu hoạch.
Đến vườn Tí hon để lựa cho mình những loại hạt giống tốt nhất về bắt tay trồng thử nào các bạn.
Chào các bạn! Hôm nay Vườn tí hon giới thiệu đến các bạn yêu thích trồng trọt danh sách các loại hạt giống siêu “cute” siêu “HOT” đang được các bạn nam, các bạn nữ, các mẹ, các chị nội trợ săn lùng. Còn gì thích thú hơn khi tự tay mình trồng, chăm sóc và thu hoạch những loại trái, rau củ vừa dễ thương lạ mắt lại rất giàu chất dinh dưỡng thế này phải không ạ! Mọi người nhanh tay ghé lựa cho riêng mình những loại hạt giống mà mình yêu thích nhé!
VƯỜN TÍ HON CHUYÊN CUNG CẤP NHỮNG LOẠI HẠT GIỐNG SAU:
1. CỦ CẢI GỒM CÓ CÁC LOẠI SAU:
a. Củ cải trắng ruột đỏ
b. Củ cải xanh ruột đỏ
c. Củ cải tròn đỏ tí hon
d. Củ cải tròn tím tí hon
e. Củ cải đỏ dài tí hon
f. Củ cải tí hon mix màu
2. CÀ CHUA GỒM CÓ CÁC LOẠI SAU:
a. Cà chua lê cam
b. Cà chua vàng trái cây
c. Cà chua bi lùn Bonsai
d. Cà chua trái tim
3. CÀ RỐT GỒM CÓ:
a. Cà rốt tí hon
b. Cà rốt đen tí hon
4. BẮP CẢI GỒM CÓ:
a. Bắp cải xanh tí hon
b. Bắp cải tím tí hon
c. Hoa bắp cải
5. Bí đĩa bay tí hon
6. Bí ngô tí hon (bí đỏ tí hon)
7. Dưa hấu tí hon
8. Lựu lùn đỏ
9. Nho lùn
10. Dâu tây vàng
11. Đậu bắp mập lùn
12. Măng tây xanh
13. Bí hạt đậu
14. Tía tô Tây
15. Dưa chuột bao tử
16. Hoa đồng tiền mix màu
17. Hoa hướng dương đỏ
18. Hoa hướng dương lùn
Các loại hạt giống đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hầu hết các loại hạt giống của Vườn tí hon có nguồn gốc xuất xứ từ Nga như các loại củ cải, các loại cà chua, dưa hấu tí hon, các loại cà rốt, bắp cải và bí ngô; Một số loại có nguồn gốc từ Pháp, từ Nhật với giá thành cực ưu đãi, hạt giống cho tỉ lệ nảy mầm cao.
Vật lộn với cơn ốm nghén trong ba tháng đầu luôn là nỗi ám ảnh với các bà bầu, hầu hết tất cả các bà mẹ đều phải trải qua. Hôm nay, Vườn tí hon sẽ mang tới cho các bạn những loại thực phẩm có khả năng tốt nhất xoa dịu cơn ốm nghén trong những tháng đầu của thời kỳ mang thai.
1. Họ nhà Cam, quýt, bưởi
Cam, quýt, bưởi không chỉ giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu, mà ngay cả vỏ cam, quýt, bưởi cũng có tác dụng chống nôn khá tốt. Cách chống nghén tốt nhất cho bà bầu là hãm vỏ quýt, cam với nước sôi uống hàng ngày. Nếu không, bà bầu có thể ngửi mùi từ vỏ cam cũng có thể khiến các mẹ bầu không còn cảm giác bị ốm nghén trong những ngày đầu mang thai này nữa.
2. Dưa hấu
Dưa hấu không chỉ giúp hết cảm giác buồn nôn mà còn là loại thực phẩm bù lại lượng nước đã mất cho bà bầu khi nôn.
3. Sinh tố chanh, táo
Quả chanh có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt. Bà bầu có thể uống nước chanh hàng ngày với một ít muối, đường hoặc mật ong tùy theo sở thích của mình. Ngoài chống buồn nôn, chanh còn có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, táo có vị ngọt, giúp tăng cường sự thèm ăn, thúc đẩy digest, giảm nôn ói và bổ sung kali, vitamin. Nếu có sự kết hợp nước ép giữa chanh và táo thì đây quả là một món sinh tố tổng hợp vừa đủ dinh dưỡng vừa giúp mẹ bầu vượt qua những cơn ốm nghén khó chịu trong thai kỳ của mình.
4. Củ cải
Củ cải là một loại rau củ có vị mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn và rất hợp với bà bầu. Có rất nhiều cách để chế biến củ cải, các mẹ có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày.
5. Khoai lang, khoai tây
Trong củ khoai lang rất phong phú các loại vitamin như: vitamin B6, viatmin C, folate, photpho… Vì vậy, việc ăn khoai lang không chỉ cung cấp dưỡng chất tốt cho mẹ và bé mà còn giúp các mẹ bầu giảm chứng buồn nôn và chán ăn. Một củ khoai tây nhỏ nướng vừa chín tới cũng có thể giải quyết sự khó chịu trong dạ dày cho mẹ bầu. Tinh bột có trong khoai tây sẽ bổ sung chất bột cho cơ thể đồng thời làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp mẹ bầu nhanh chóng quên đi cơn buồn nôn kéo đến.
6. Chuối
Khi ói mửa hay tiêu chảy, cơ thể thường bị mất kali nhanh chóng khiến cảm giác mệt mỏi, buồn nôn thêm trầm trọng. Ăn chuối chín chính là phương pháp rất hiệu quả trị chứng buồn nôn này bởi trong chuối có chứa nhiều kali, vì vậy việc ăn chuối có thể bù lại lượng kali bị mất đi rất nhanh chóng.
7. Nước ép cà chua, đu đủ chín
Cà chua giàu vitamin C, carotene, protein, nguyên tố vi lượng có lợi cho sắc tố da. Còn đu đủ chín tốt cho dạ dày, điều trị chứng khó tiêu, nôn mửa đặc biệt là cảm giác buồn nôn khi ốm nghén. Nước ép cà chua, đu đủ chín còn giàu vitamin A, giúp ngăn ngừa mất canxi, chứa các loại enzyme giúp thúc đẩy sự cân bằng trao đổi chất của người mẹ trong quá trình mang thai nên loại sinh tố này được coi là 1 trong những loại thức ăn cho bà bầu bị nghén vừa tốt cho sức khỏe của mẹ còn giúp bé phát triển tốt.
8. Bí đao
Bí đao có vị ngọt, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Bà bầu có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày. Hoặc cũng có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu rất tốt.
9. Gừng
Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đàm và được coi là một phương pháp làm cân bằng những cơn rối loạn tiêu hóa, cùng chứng nôn mửa trong thời gian mang thai. Gừng có tác dụng làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn. Bà bầu có thể sử dụng gừng ở dạng ăn tươi, pha với nước ấm hay ngậm kẹo có tinh chất gừng.
10. Bạc hà
Cũng giống như gừng, bạc hà có tính âm và làm giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả. Có nhiều cách để sử dụng bạc hà. Ví dụ, bà bầu có thể ăn kẹo bạc hà, uống trà bạc bà hoặc dùng tinh dầu bạc hà để hít hà, cơn buồn nôn sẽ giảm tức khắc.
Giống củ cải lạ này còn có tên gọi khác là củ cải dưa hấu – watermelon radish. Củ cải có hình dáng tròn trịa, vỏ trắng, nhưng khi bổ đôi củ ra bên trong ruột lại có màu đỏ hồng tươi. Củ cải có vị ngọt dịu và giòn, giàu chất dinh dưỡng, ăn vào thanh mát rất ngon miệng. Ngoài việc chế biến thành các món canh, salad, hầm, luộc,…. bạn còn có thể sử dụng để trang trí món ăn nhờ vẻ đẹp nổi bật và lạ mắt của chúng.
Củ cải trắng ruột đỏ mini có thời gian thu hoạch khá nhanh, thích hợp trồng vào mùa thu, chỉ khoảng 50 – 60 ngày từ ngày bắt đầu gieo hạt giống là bạn có thể tận hưởng thành quả của mình.
Bước 1: Lựa chọn và xử lý hạt giống
Sau khi đã có được hạt giống xuất xứ rõ ràng, tin cậy chúng ta tiến hành ngâm vào nước ấm khoảng 3 – 5 tiếng đồng hồ, bước này nhằm thúc đẩy cho hạt giống nảy mầm nhanh hơn. Đây là những thao tác đơn giản để trồng bất cứ hạt giống nào không riêng gì củ cải trắng ruột đỏ nhé mọi người.
Đất trồng: Bạn nên chọn loại đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt và tránh xa khu vực có chất thải để trồng củ cải mini. Các bạn trong nhà phố thì cứ mua đất bình thường ở những nơi chuyên bán cây cảnh và hạt giống, nhớ mua thêm chậu hoặc thùng xốp nhé!
Bước 2: Gieo hạt và chăm sóc
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thao tác thì chúng ta gieo hạt thôi nào. Gieo hạt dưới lớp đất mỏng chừng 1cm, khoảng cách gieo giữa các hạt là khoảng 5-10 cm và tưới đều đặn 1-2 lần/ngày tùy thời tiết, đảm bảo đất luôn ẩm để hạt có điều kiện tốt để nảy mầm.
Khi trồng được khoảng 20 ngày, hãy tỉa bớt các cây thấp yếu, để lại những cây cao to. Kiểm tra độ thoát nước của đất để tránh tình trạng bị thối.
Bạn nên thường xuyên theo dõi các biểu hiện sâu bệnh (chẳng hạn như rệp, sâu bọ,…), nếu cần thiết có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để hỗ trợ phòng trừ. Lưu ý không được nhổ cây lên trồng lại vì như vậy nó sẽ không phình củ được.
Bước 3. Chính là thành quả đó, thu hoạch thôi
Nhổ củ cải lên silfie và tạo ra các món ăn mà bạn yêu thích nhé.
Mỗi loại rau củ quả sinh ra đều có những nhiệm vụ riêng, mỗi loại mang đến cho chúng ta những chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết để cơ thể duy trì và phát triển. Hôm nay, Vườn tí hon giới thiệu đến các bạn những vị thiên sứ rau củ, trái cây mang đến cho cơ thể những chất có tác dụng nâng cao trí nhớ, tốt cho não bộ. Hãy để tâm tới chúng và tạo ra nhiều món ngon cho gia đình nhé!
1. Cà chua
Chất carotenoids có trong cà chua là công cụ chống lão hóa tuyệt vời, giúp bảo vệ và để não bộ của bạn hoạt động hiệu quả nhất.
2. Súp lơ xanh
Ăn nhiều rau xanh đã được chứng minh giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. Súp lơ xanh giàu chất dinh dưỡng tốt cho não như vitamin A, K, folate, lutein…
3. Súp lơ trắng
Một bát súp lơ trắng chứa 46,4 mg vitamin C và 16 microgram vitamin K, những yếu tố đó đã khiến súp lơ trắng trở thành một trong những loại thực phẩm thân thiện với não bộ. Nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng vitamin K trong súp lơ trắng sẽ hỗ trợ giảm viêm và có ảnh hưởng tích cực đến chức năng nhận thức tổng thể.
Vitamin C từ lâu đã được biết đến với chức năng tạo nền tảng cho việc sản xuất ra các tế bào não mới. Súp lơ trắng là một trong những loại rau tốt nhất để có thể duy trì sức khỏe não bộ.
4. Tỏi
Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa có thuộc tính chống lão hóa, kết hợp với các hợp chất chống nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus. Ngoài tác dụng ngăn chặn bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, ho, tỏi còn giúp bạn có một bộ não trẻ trung, nhạy bén. Bên cạnh đó, loại củ gia vị này cũng được chứng mình có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
5. Rau chân vịt (bina – Cải bó xôi)
Loại rau này chứa nhiều chất oxy hóa cũng như tỏi, có đặc tính chống lão hóa. Vì vậy, nó giúp bạn trẻ trung hơn, và ngăn chặn những bệnh về não liên quan đến tuổi già. Cải bó xôi cũng ngăn chặn quá trình giảm sút nhận thức và sự suy giảm của hệ thống thần kinh trung ương. Ngoài ra, loại cây này cũng chứa nhiều folate giúp tán nhỏ homocysteines. Màu lá xanh của rau chân vịt đã khẳng định nó là một cỗ máy bảo vệ não bộ, cung cấp dinh dưỡng và chống oxy hóa.
6. Hành tây
Chứa nguồn folate tự nhiên được chứng minh giúp cải thiện lưu lượng máu lên não. Điều này còn có tác dụng với những người bị trầm cảm.
7. Nghệ
Chức năng của nghệ là tăng nồng độ BDNF, hay còn gọi là yếu tố hình thành mô thần kinh. Tăng BDNF sẽ cải thiện các chức năng của não bộ, đồng thời giảm nguy cơ thoái hóa não.
8. Quả việt quất
Quả việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cho việc xử lý và loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể. Quả việt quất cũng có thể ngăn chặn các loại bệnh liên quan đến tuổi tác và giúp cân bằng cơ thể. Loại trái cây này cũng giúp cải thiện trí nhớ và khả năng vận động, duy trì huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ, bảo vệ mạch máu não.
9. Táo
Hợp chất phổ biến trong táo là quercetin có thể bảo vệ các tế bào thần kinh, chống lại oxy hóa. Điều này đóng vai trò quan trọng trong giảm thoái hóa thần kinh hay Alzheimer.
10. Trái bơ
Chất béo tốt trong trái bơ hỗ trợ điều hòa máu, hạ huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ. Khi tuần hoàn máu tốt, oxy lên não đủ, tăng cường tập trung và năng lực suy nghĩ. Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bão hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giảm hàm lượng cholesterol.
Luôn ghé tham quan Vườn tí hon để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!
Cây “Dưa hấu tí hon” có tên khoa học là Melothria scabra. Dưa hấu tí hon trở thành đặc sản, bởi nó có trái nhỏ xíu xiu xinh xắn, lạ mắt, tạo ra một không gian xanh và làm cây cảnh.
Dưa hấu tí hon là loại cây rất đặc biệt: Vỏ như quả dưa hấu, kích thước như quả nho, hạt như dưa chuột và vị thì thanh mát.
Loại cây này cực kỳ dễ trồng, đặc biệt là chúng cho trái quanh năm. Nhìn nó đã mắt vậy chứ các bạn đừng nghĩ nó khó tính nha, rất dễ trồng và chăm sóc.
Dưa hấu tí hon là loại quả có chiều dài chỉ khoảng 3cm, là hình ảnh thu nhỏ của quả dưa thường, ruột của dưa hấu tí hon không đỏ mà xanh nhạt.
Khi thưởng thức nó giòn như dưa chuột và có vị chua nhẹ thanh mát rất đặc biệt.
Trồng dưa hấu tí hon sẽ cho rất nhiều trái, vừa đẹp vừa thích mắt vì nó có hoa vàng li ti.
Bên cạnh đó trái dưa hấu tí hon còn chế biến được rất nhiều món ngon, lạ miệng giàu chất dinh dưỡng.
Theo nguồn tổng hợp từ hội làm vườn các nước, mỗi cây trồng trong chậu cảnh treo sẽ cho 4kg trái/ năm, nếu chăm sóc tốt cây sẽ cho quả nhiều hơn.
Hiện tại cây phát triển tốt trong môi trường khí hậu Việt Nam, nắng và mưa nhiều.
Bạn đã thấy hào hứng với những trái dưa hấu tí hon này chưa? Thiệt tình là ngắm không biết chán mà.
Những năm gần đây các loại rau củ quả tí hon, mini, nhỏ xinh đang rất được nhiều người ưa chuộng, săn lùng trồng tại nhà, vừa để làm cảnh vì chúng rất xinh xắn dễ thương, rất thích hợp trang trí trong nhà, ban công, hành lang, hiên nhà… và vừa để thưởng thức những loại quả sạch mang giá trị dinh dưỡng rất cao này.
Tất nhiên nhắc đến rau củ quả thì cây cà chua là một trong những loài được ưa chuộng nhất, chúng có rất nhiều loài thu hút về cả hình dạng và màu sắc như: cà chua bi đỏ, cà chua bonsai, cà chua chery vàng… Có một loại cũng đặc sắc không kém mà tôi muốn hướng dẫn các bạn trồng sau đây chính là cà chua bi “Socola” khá đặc biệt.
Giống cà chua bi có màu nâu socola của Hà Lan với hương vị ngọt mát và ít chua,được ví như loại thực phẩm siêu dinh dưỡng. Với hàm lượng vitamin và chất chống oxi hóa rất cao. Nó được nhắc đến nhiều trong các báo cáo khoa học, cũng như các tạp chí về sức khỏe trong thời gian gần đây.
Cà chua đen được mệnh danh là siêu thực phẩm vì nó chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa. Đặc biệt nó có chưa một chất là Anthocyanin . Anthocyanin có khả năng chống lại các bệnh như tiểu đường, béo phì và chống lão hóa hiệu quả. Do đó giá trị dinh dưỡng của cà chua đen là vô cùng lớn trong thời đại mà tỉ lệ người mắc bệnh béo phì và tiểu đường ngày càng cao.
Ba bước để trồng loại cà chua này như sau:
Bước 1: Gieo hạt
Trước khi mang hạt gieo vào khay đất thì hãy ủ hạt trong nước ấm theo tỉ lệ 3 nước sôi + 2 nước lạnh, cho hạt vào ngâm 1 – 2 giờ, vớt hạt ra, rửa hạt lại bằng nước sạch. Dùng bông hoặc vải nhúng nước sau đó vắt ráo, cho hạt vào ủ. Hàng ngày kiểm tra giữ ẩm cho bọc ủ. Sau khoảng 4 ngày. Hạt sẽ nứt, xuất hiện mầm trắng, lúc này có thể đem hạt ra gieo.
Bước 2: Trồng cây
Chọn cây khỏe mạnh để trồng trong chậu, hoặc trồng 2 cây, sau đó tiếp tục chăm sóc và chọn ra 1 cây khỏe mạnh.
Cà chua ưa nước và nắng vì vậy thời gian đầu cần phải tưới nước hàng ngày. Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt.
Bước 3: Chăm sóc
Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ nhánh phụ và các lá già dưới chùm hoa thứ nhất cho gốc được thông thoáng
Sau mỗi lần thu hoạch nên xới đất quanh gốc và tưới bổ sung đạm, kali và các loại phân bón qua lá cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa.
Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái, nên cắt tỉa vào những ngày nắng ráo, cuối buổi chiều.
Nên để quả được tiếp xúc nhiều với ánh sáng măt trời, điều này sẽ giúp màu sắc và chất lượng quả tăng. Trồng trong chậu không nên để cây cao quá, cây cao rất nhanh sẽ phát triển về cành, không sai trái.
Chúc các bạn sẽ có những chậu cà chua sai trái ngay trong sân nhà nhé!
Hãy tự tạo cho mình những mầm non xinh xắn, trang trí bàn học, góc làm việc, ban công và bất kể nơi nào bạn thích với những loại hạt và rau củ quả quen thuộc hằng ngày như: Chanh, bưởi, thanh long, hạt lúa hay củ khoai, hạt rau mầm….., bạn sẽ bất ngờ trước vẻ đẹp mà chúng mang lại. Sau đây tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách trồng và chăm sóc những chậu cảnh xinh xắn này.
Cùng theo dõi và thực hiện nhé!
1. Trồng chậu cảnh từ hạt chanh và hạt bưởi
Chỉ cần đủ độ ẩm và ánh sáng là bạn có thể gieo những hạt chanh và chờ đợi lúc chúng nảy mầm.
Cách trồng:
Bước 1: Đem hạt chanh ngâm vào trong thau nước. Sau 2 tiếng, bạn chắt nước, dùng khăn thấm khô các hạt chanh.
Bước 2: Bóc nhẹ phần vỏ chanh và xếp hạt xung quanh chậu đất đã chuẩn bị trước. Sau đó, tưới nước và phủ lớp sỏi lên trên mặt các hạt chanh.
Sau khoảng 4-5 ngày, hạt chanh sẽ bắt đầu nẩy hạt và nhờ ánh sáng chúng sẽ lớn nhanh. Thật dễ dàng phải không nào, chậu cảnh này không những đẹp bắt mắt mà còn có mùi thơm dịu nhẹ cực kỳ dễ chịu, hơn nữa nếu bà mệ nào muốn có lá chanh để chế biến thức ăn chỉ cần đem những cây chanh nhỏ xinh này trồng xuống đất hoặc thay chỗ ở cho chúng bằng một cái chậu lớn hơn là sẽ có ngay nguyên liệu này.
2. Trồng cây mạ non từ hạt lúa
Nếu bạn nhớ da diết hình ảnh những cánh đồng quê nhà thì hãy ươm cho mình một mảnh ruộng nhỏ để từng ngày ngắm những cây mạ non xanh mơn mởn nhé!
Cách trồng:
Bước 1: Dùng nước ấm khoảng 40 độ ngâm hạt lúa. Sau khoảng 2 tiếng, thấy hạt nào nổi lên khỏi mặt nước, bạn vớt bỏ vì đó là hạt lép không thể nảy mầm.
Bước 2: Lót bông gòn vào đáy chậu và rải đều hạt lúa đã ngâm lên trên mặt bông gòn. Quan sát hạt lúa đến khi nảy mầm thì tưới ngập mặt rễ.
Chỉ sau 3 ngày, bạn có thể thấy những cây mạ non xanh mơn mởn trên mặt bàn.
3. Trồng chậu cảnh từ cây cỏ ba lá
Hình ảnh những chiếc cỏ ba lá luôn khiến bạn cảm thấy thích thú. Vậy tại sao không trồng cho mình một chậu ba lá để ngắm nghía mỗi ngày nhỉ?
Chuẩn bị:
1 vài cây cỏ ba lá
1 chậu cảnh xinh
1 chậu đất
Cách trồng:
Bước 1: Bứng cây cỏ ba lá mọc dại còn nguyên rễ
Bước 2: Cho đất vào chậu và tưới ẩm. Sau đó trồng cỏ xuống mặt đất. Thường xuyên tưới ẩm cỏ và cho ra ngoài có ánh nắng để cây quang hợp.
Sau vài ngày, rễ sẽ bám đất và bò lan ra khắp mặt chậu.
4. Trồng cây thanh long
Thanh long có thể chồng làm chậu cảnh rất xinh, điều mà không phải ai cũng biết. Vậy bạn muốn biết chúng xinh đến thế nào thì trồng thử nhé!
Chuẩn bị:
1 trái thanh long
1 chậu đất mùn
1 nắm đá sỏi
1 túi vải
1 màng bọc thực phẩm
1 cái khuôn hình trái tim
1 chiếc ly
Cách trồng:
Bước 1: Dằm thanh long cho nát và miết vào bàn tay lấy hạt.
Bước 2: Cho hạt thanh long đã tách được vào trong túi vải, dùng tay bóp nhẹ để chắt hết nước dư ra ngoài.
Bước 3: Lót một lớp sỏi xuống đáy ly và rải một lớp đất mùn lên. Kế đến, tưới ẩm mặt đất.
Bước 4: Cho khuôn hình trái tim vào giữa ly, xung quanh rải sỏi và chính giữa dùng để rắc hạt thanh long. Sau đó, dùng màng thực phẩm để bọc ly lại.
Bước 5: Đặt ly ở nơi tràn ngập ánh sáng. Sau 1 tuần, thanh long nhú mầm là đến lúc bạn có thể tháo màng bọc thực phẩm ra.
Vậy là bạn đã có chậu thanh long hình trái tim tuyệt đẹp để trang trí bàn học, bàn làm việc rồi đấy!
5. Trồng chậu cảnh từ rau mầm
Một số loại hạt mầm có lá rất xinh và màu sắc rất đẹp. Bạn có thể trồng chúng để làm chậu cảnh trang trí nếu điều đó khiến bạn thấy thư giãn hơn.
Cách trồng:
Bước 1: Ngâm hạt mầm vào thau nước ấm qua 8 tiếng để hạt nảy mầm.
Bước 2: Dọn khay ra và lót dưới đáy một lớp khăn giấy. Kế đến, rải đều hạt mầm lên mặt giấy, phun ẩm và tiếp tục lót lên trên thêm một lớp khăn giấy thứ hai.
Bước 3: Cho cây vào nơi khuất ánh sáng và tưới nước mỗi ngày 3 lần. Nhớ không để đọng nước quá nhiều dưới đáy khay nhé!
Sau khoảng 3 ngày, bạn sẽ thấy hạt nảy mầm.
6. Trồng cây ông tiên (thủy tiên ‘Paper White’)
Chuẩn bị:
Củ ông tiên
Đất trộn: đất và cát, tỷ lệ 1:1
1 cái chậu có lỗ thoát nước
1 vài cục than
Cách trồng:
Bước 1: Trộn đều đất và cát
Bước 2: Lót lớp than dưới đáy chậu và đặt chậu kê lên nơi có thể thoát nước.
Bước 3: Cho cát đã trộn vào chậu và trồng củ ở độ sâu 10cm. Mỗi củ cách nhau 7,5 cm.
Bước 4: Tưới nước ẩm cho chậu và chờ ngày cây trổ hoa.
Lưu ý, khi thấy hoa tàn nên cho chậu vào nơi mát và thêm phân bón. Khi lá trụi, nên giảm tưới nước để bảo quản củ. 7. Trồng cây khoai lang.
Chuẩn bị:
3 củ khoai lang tươi
3 cốc thuỷ tinh với đường kính lớn hơn củ khoai
3 que tăm
Cách trồng:
Bước 1: Rửa sạch khoai và xiên mỗi que tăm vào giữa mỗi củ. Sau đó cho vào cốc nước sao cho nửa ngập nước, nửa trên không.
Bước 2: Cho khoai ở nơi có nắng không quá gắt và sau một tuần bạn sẽ thấy mầm khoai nhú lên.
Bước 3: Sau 2 tuần, lúc này khoai đã có thêm ít lá và bạn cần tiếp tục ngâm đến khi mầm có rễ.
Bước 4: Tách nhẹ rễ ra khỏi củ và cho cốc nước ấm sao cho rễ ngập nước và ngọn trổi lên.
Sau 1 ngày, bạn sẽ thấy cây phát triển khỏe mạnh. Tiếp tục để cây mọc rậm, bạn sẽ có chậu cây trang trí.
Hãy chọn những cây mình yêu thích và tự tay trồng chăm sóc chúng nhé! Sẽ là những món quà đầy ý nghĩa đấy. Chúc các bạn thành công.