Chào các bạn! Hôm nay Vườn tí hon giới thiệu đến các bạn yêu thích trồng trọt danh sách các loại hạt giống siêu “cute” siêu “HOT” đang được các bạn nam, các bạn nữ, các mẹ, các chị nội trợ săn lùng. Còn gì thích thú hơn khi tự tay mình trồng, chăm sóc và thu hoạch những loại trái, rau củ vừa dễ thương lạ mắt lại rất giàu chất dinh dưỡng thế này phải không ạ! Mọi người nhanh tay ghé lựa cho riêng mình những loại hạt giống mà mình yêu thích nhé!
VƯỜN TÍ HON CHUYÊN CUNG CẤP NHỮNG LOẠI HẠT GIỐNG SAU:
1. CỦ CẢI GỒM CÓ CÁC LOẠI SAU:
a. Củ cải trắng ruột đỏ
b. Củ cải xanh ruột đỏ
c. Củ cải tròn đỏ tí hon
d. Củ cải tròn tím tí hon
e. Củ cải đỏ dài tí hon
f. Củ cải tí hon mix màu
2. CÀ CHUA GỒM CÓ CÁC LOẠI SAU:
a. Cà chua lê cam
b. Cà chua vàng trái cây
c. Cà chua bi lùn Bonsai
d. Cà chua trái tim
3. CÀ RỐT GỒM CÓ:
a. Cà rốt tí hon
b. Cà rốt đen tí hon
4. BẮP CẢI GỒM CÓ:
a. Bắp cải xanh tí hon
b. Bắp cải tím tí hon
c. Hoa bắp cải
5. Bí đĩa bay tí hon
6. Bí ngô tí hon (bí đỏ tí hon)
7. Dưa hấu tí hon
8. Lựu lùn đỏ
9. Nho lùn
10. Dâu tây vàng
11. Đậu bắp mập lùn
12. Măng tây xanh
13. Bí hạt đậu
14. Tía tô Tây
15. Dưa chuột bao tử
16. Hoa đồng tiền mix màu
17. Hoa hướng dương đỏ
18. Hoa hướng dương lùn
Các loại hạt giống đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hầu hết các loại hạt giống của Vườn tí hon có nguồn gốc xuất xứ từ Nga như các loại củ cải, các loại cà chua, dưa hấu tí hon, các loại cà rốt, bắp cải và bí ngô; Một số loại có nguồn gốc từ Pháp, từ Nhật với giá thành cực ưu đãi, hạt giống cho tỉ lệ nảy mầm cao.
Vật lộn với cơn ốm nghén trong ba tháng đầu luôn là nỗi ám ảnh với các bà bầu, hầu hết tất cả các bà mẹ đều phải trải qua. Hôm nay, Vườn tí hon sẽ mang tới cho các bạn những loại thực phẩm có khả năng tốt nhất xoa dịu cơn ốm nghén trong những tháng đầu của thời kỳ mang thai.
1. Họ nhà Cam, quýt, bưởi
Cam, quýt, bưởi không chỉ giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu, mà ngay cả vỏ cam, quýt, bưởi cũng có tác dụng chống nôn khá tốt. Cách chống nghén tốt nhất cho bà bầu là hãm vỏ quýt, cam với nước sôi uống hàng ngày. Nếu không, bà bầu có thể ngửi mùi từ vỏ cam cũng có thể khiến các mẹ bầu không còn cảm giác bị ốm nghén trong những ngày đầu mang thai này nữa.
2. Dưa hấu
Dưa hấu không chỉ giúp hết cảm giác buồn nôn mà còn là loại thực phẩm bù lại lượng nước đã mất cho bà bầu khi nôn.
3. Sinh tố chanh, táo
Quả chanh có tác dụng an thai, chống nôn rất tốt. Bà bầu có thể uống nước chanh hàng ngày với một ít muối, đường hoặc mật ong tùy theo sở thích của mình. Ngoài chống buồn nôn, chanh còn có tác dụng giải nhiệt, giải độc cơ thể cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, táo có vị ngọt, giúp tăng cường sự thèm ăn, thúc đẩy digest, giảm nôn ói và bổ sung kali, vitamin. Nếu có sự kết hợp nước ép giữa chanh và táo thì đây quả là một món sinh tố tổng hợp vừa đủ dinh dưỡng vừa giúp mẹ bầu vượt qua những cơn ốm nghén khó chịu trong thai kỳ của mình.
4. Củ cải
Củ cải là một loại rau củ có vị mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn và rất hợp với bà bầu. Có rất nhiều cách để chế biến củ cải, các mẹ có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày.
5. Khoai lang, khoai tây
Trong củ khoai lang rất phong phú các loại vitamin như: vitamin B6, viatmin C, folate, photpho… Vì vậy, việc ăn khoai lang không chỉ cung cấp dưỡng chất tốt cho mẹ và bé mà còn giúp các mẹ bầu giảm chứng buồn nôn và chán ăn. Một củ khoai tây nhỏ nướng vừa chín tới cũng có thể giải quyết sự khó chịu trong dạ dày cho mẹ bầu. Tinh bột có trong khoai tây sẽ bổ sung chất bột cho cơ thể đồng thời làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp mẹ bầu nhanh chóng quên đi cơn buồn nôn kéo đến.
6. Chuối
Khi ói mửa hay tiêu chảy, cơ thể thường bị mất kali nhanh chóng khiến cảm giác mệt mỏi, buồn nôn thêm trầm trọng. Ăn chuối chín chính là phương pháp rất hiệu quả trị chứng buồn nôn này bởi trong chuối có chứa nhiều kali, vì vậy việc ăn chuối có thể bù lại lượng kali bị mất đi rất nhanh chóng.
7. Nước ép cà chua, đu đủ chín
Cà chua giàu vitamin C, carotene, protein, nguyên tố vi lượng có lợi cho sắc tố da. Còn đu đủ chín tốt cho dạ dày, điều trị chứng khó tiêu, nôn mửa đặc biệt là cảm giác buồn nôn khi ốm nghén. Nước ép cà chua, đu đủ chín còn giàu vitamin A, giúp ngăn ngừa mất canxi, chứa các loại enzyme giúp thúc đẩy sự cân bằng trao đổi chất của người mẹ trong quá trình mang thai nên loại sinh tố này được coi là 1 trong những loại thức ăn cho bà bầu bị nghén vừa tốt cho sức khỏe của mẹ còn giúp bé phát triển tốt.
8. Bí đao
Bí đao có vị ngọt, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt. Bà bầu có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày. Hoặc cũng có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu rất tốt.
9. Gừng
Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đàm và được coi là một phương pháp làm cân bằng những cơn rối loạn tiêu hóa, cùng chứng nôn mửa trong thời gian mang thai. Gừng có tác dụng làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột từ đó giảm hẳn tình trạng buồn nôn. Bà bầu có thể sử dụng gừng ở dạng ăn tươi, pha với nước ấm hay ngậm kẹo có tinh chất gừng.
10. Bạc hà
Cũng giống như gừng, bạc hà có tính âm và làm giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả. Có nhiều cách để sử dụng bạc hà. Ví dụ, bà bầu có thể ăn kẹo bạc hà, uống trà bạc bà hoặc dùng tinh dầu bạc hà để hít hà, cơn buồn nôn sẽ giảm tức khắc.
Mỗi loại rau củ quả sinh ra đều có những nhiệm vụ riêng, mỗi loại mang đến cho chúng ta những chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết để cơ thể duy trì và phát triển. Hôm nay, Vườn tí hon giới thiệu đến các bạn những vị thiên sứ rau củ, trái cây mang đến cho cơ thể những chất có tác dụng nâng cao trí nhớ, tốt cho não bộ. Hãy để tâm tới chúng và tạo ra nhiều món ngon cho gia đình nhé!
1. Cà chua
Chất carotenoids có trong cà chua là công cụ chống lão hóa tuyệt vời, giúp bảo vệ và để não bộ của bạn hoạt động hiệu quả nhất.
2. Súp lơ xanh
Ăn nhiều rau xanh đã được chứng minh giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. Súp lơ xanh giàu chất dinh dưỡng tốt cho não như vitamin A, K, folate, lutein…
3. Súp lơ trắng
Một bát súp lơ trắng chứa 46,4 mg vitamin C và 16 microgram vitamin K, những yếu tố đó đã khiến súp lơ trắng trở thành một trong những loại thực phẩm thân thiện với não bộ. Nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng vitamin K trong súp lơ trắng sẽ hỗ trợ giảm viêm và có ảnh hưởng tích cực đến chức năng nhận thức tổng thể.
Vitamin C từ lâu đã được biết đến với chức năng tạo nền tảng cho việc sản xuất ra các tế bào não mới. Súp lơ trắng là một trong những loại rau tốt nhất để có thể duy trì sức khỏe não bộ.
4. Tỏi
Tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa có thuộc tính chống lão hóa, kết hợp với các hợp chất chống nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus. Ngoài tác dụng ngăn chặn bệnh cảm cúm, nhiễm trùng, ho, tỏi còn giúp bạn có một bộ não trẻ trung, nhạy bén. Bên cạnh đó, loại củ gia vị này cũng được chứng mình có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
5. Rau chân vịt (bina – Cải bó xôi)
Loại rau này chứa nhiều chất oxy hóa cũng như tỏi, có đặc tính chống lão hóa. Vì vậy, nó giúp bạn trẻ trung hơn, và ngăn chặn những bệnh về não liên quan đến tuổi già. Cải bó xôi cũng ngăn chặn quá trình giảm sút nhận thức và sự suy giảm của hệ thống thần kinh trung ương. Ngoài ra, loại cây này cũng chứa nhiều folate giúp tán nhỏ homocysteines. Màu lá xanh của rau chân vịt đã khẳng định nó là một cỗ máy bảo vệ não bộ, cung cấp dinh dưỡng và chống oxy hóa.
6. Hành tây
Chứa nguồn folate tự nhiên được chứng minh giúp cải thiện lưu lượng máu lên não. Điều này còn có tác dụng với những người bị trầm cảm.
7. Nghệ
Chức năng của nghệ là tăng nồng độ BDNF, hay còn gọi là yếu tố hình thành mô thần kinh. Tăng BDNF sẽ cải thiện các chức năng của não bộ, đồng thời giảm nguy cơ thoái hóa não.
8. Quả việt quất
Quả việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cho việc xử lý và loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể. Quả việt quất cũng có thể ngăn chặn các loại bệnh liên quan đến tuổi tác và giúp cân bằng cơ thể. Loại trái cây này cũng giúp cải thiện trí nhớ và khả năng vận động, duy trì huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ, bảo vệ mạch máu não.
9. Táo
Hợp chất phổ biến trong táo là quercetin có thể bảo vệ các tế bào thần kinh, chống lại oxy hóa. Điều này đóng vai trò quan trọng trong giảm thoái hóa thần kinh hay Alzheimer.
10. Trái bơ
Chất béo tốt trong trái bơ hỗ trợ điều hòa máu, hạ huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ. Khi tuần hoàn máu tốt, oxy lên não đủ, tăng cường tập trung và năng lực suy nghĩ. Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bão hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giảm hàm lượng cholesterol.
Luôn ghé tham quan Vườn tí hon để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!
Những năm gần đây các loại rau củ quả tí hon, mini, nhỏ xinh đang rất được nhiều người ưa chuộng, săn lùng trồng tại nhà, vừa để làm cảnh vì chúng rất xinh xắn dễ thương, rất thích hợp trang trí trong nhà, ban công, hành lang, hiên nhà… và vừa để thưởng thức những loại quả sạch mang giá trị dinh dưỡng rất cao này.
Tất nhiên nhắc đến rau củ quả thì cây cà chua là một trong những loài được ưa chuộng nhất, chúng có rất nhiều loài thu hút về cả hình dạng và màu sắc như: cà chua bi đỏ, cà chua bonsai, cà chua chery vàng… Có một loại cũng đặc sắc không kém mà tôi muốn hướng dẫn các bạn trồng sau đây chính là cà chua bi “Socola” khá đặc biệt.
Giống cà chua bi có màu nâu socola của Hà Lan với hương vị ngọt mát và ít chua,được ví như loại thực phẩm siêu dinh dưỡng. Với hàm lượng vitamin và chất chống oxi hóa rất cao. Nó được nhắc đến nhiều trong các báo cáo khoa học, cũng như các tạp chí về sức khỏe trong thời gian gần đây.
Cà chua đen được mệnh danh là siêu thực phẩm vì nó chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa. Đặc biệt nó có chưa một chất là Anthocyanin . Anthocyanin có khả năng chống lại các bệnh như tiểu đường, béo phì và chống lão hóa hiệu quả. Do đó giá trị dinh dưỡng của cà chua đen là vô cùng lớn trong thời đại mà tỉ lệ người mắc bệnh béo phì và tiểu đường ngày càng cao.
Ba bước để trồng loại cà chua này như sau:
Bước 1: Gieo hạt
Trước khi mang hạt gieo vào khay đất thì hãy ủ hạt trong nước ấm theo tỉ lệ 3 nước sôi + 2 nước lạnh, cho hạt vào ngâm 1 – 2 giờ, vớt hạt ra, rửa hạt lại bằng nước sạch. Dùng bông hoặc vải nhúng nước sau đó vắt ráo, cho hạt vào ủ. Hàng ngày kiểm tra giữ ẩm cho bọc ủ. Sau khoảng 4 ngày. Hạt sẽ nứt, xuất hiện mầm trắng, lúc này có thể đem hạt ra gieo.
Bước 2: Trồng cây
Chọn cây khỏe mạnh để trồng trong chậu, hoặc trồng 2 cây, sau đó tiếp tục chăm sóc và chọn ra 1 cây khỏe mạnh.
Cà chua ưa nước và nắng vì vậy thời gian đầu cần phải tưới nước hàng ngày. Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt.
Bước 3: Chăm sóc
Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ nhánh phụ và các lá già dưới chùm hoa thứ nhất cho gốc được thông thoáng
Sau mỗi lần thu hoạch nên xới đất quanh gốc và tưới bổ sung đạm, kali và các loại phân bón qua lá cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa.
Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái, nên cắt tỉa vào những ngày nắng ráo, cuối buổi chiều.
Nên để quả được tiếp xúc nhiều với ánh sáng măt trời, điều này sẽ giúp màu sắc và chất lượng quả tăng. Trồng trong chậu không nên để cây cao quá, cây cao rất nhanh sẽ phát triển về cành, không sai trái.
Chúc các bạn sẽ có những chậu cà chua sai trái ngay trong sân nhà nhé!
Thực phẩm và dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình mang thai, điều này quyết định khá nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nên ăn gì khi mang thai để mang lại lợi ích tốt nhất cho con luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các mẹ bầu. Biết rằng mỗi loại thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng nhất định.
Thấu hiểu được sự trăn trở của các chị em, hôm nay Vườn tí hon sẽ giới thiệu đến các mẹ 10 loại rau củ tốt nhất cho bà bầu, không những thơm ngon mà còn là nguồn dưỡng chất thật dồi dào.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về những loại rau củ bổ dưỡng cực tốt, bạn nên thêm vào danh sách thực đơn hàng ngày của mình nhé!
1. Bí đao – vị thuốc quý cho phụ nữ mang thai
Bí đao có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước có thể chống khát nước lợi tiểu, ngoài ra canh bí đao với thịt hoặc với cá chép còn có thể giúp bà bầu giảm nhẹ chứng sưng phù chân.
Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua… vị ngọt nhạt tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hóa vị, trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo… Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đàm nhiệt suyễn khái (bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt), nhiệt bệnh phiền khát, tiêu khát (tiểu đường), thủy thũng (phù do bệnh thận, bệnh gan…), tiểu tiện bất lợi, tả lỵ do nhiệt, mụn nhọt, béo phì…
Đặc biệt, bí đao rất thích hợp cho phụ nữ mang thai nôn mửa nhiều thuộc thể vị nhiệt.
Đây là loại thức ăn rất có lợi cho thai phụ ở những tháng cuối thai kỳ. Thời gian này, thai phụ dễ bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm, một số người nghỉ ngơi thì khỏi nhưng có người lại không.
2. Bí đỏ
Đây là thực phẩm rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Dinh dưỡng có trong cây và quả bí đỏ từ lá, thân, hoa, quả của bí đỏ đều có lợi, không những thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh ở thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não, mà còn phòng trị cao huyết áp
Ngoài cách xào, luộc đọt non, hoa bí, bà bầu có thể nấu canh bí, cháo bí với gạo tẻ, thức ăn này có lợi cho gan thận đồng thời có tác dụng phục hồi thể lực và cảm giác thèm ăn.
Trung bình 1kg bí đỏ thì chứa khoảng 40 calo… do vậy bí đỏ là thực phẩm ưu tiên cho việc giảm béo. Loại thực phẩm này còn chứa chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên không gây béo phì và tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm đẩy nhanh quá trình tạo máu và huyết tố cầu, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch. Các chất khác như beta carotene, gluxit, protit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác trong bí ngô cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Những lợi ích mà bí đỏ mang lại cho bà bầu:
• Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho phụ nữ khi mang thai.
• Bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
• Bí đỏ giúp điều chỉnh mức độ cholesterol; đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ.
• Ngoài ra, Bí đỏ còn dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
• Với hàm lượng kali, magiê phong phú, ba bau an bi do giúp duy trì huyết áp ổn định.
• Bí đỏ còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.
• Hàm lượng kẽm trong bí ngô giúp bộ não của thai phát triển đầy đủ.
3. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh chứa nhiều canxi, folate, tốt cho xương và hệ thần kinh của trẻ. Ngoài ra nó còn giúp thai nhi ngăn ngừa dị tật nứt đốt sống cổ
4. Bắp cải
Loại rau thích không khí mát lạnh này chứa một lượng lớn magie. Ngoài ra, trong chúng còn có nhiều loại vitamin như A, E, K. Đặc biệt, đây cũng là một trong những loại rau giàu kẽm rất tốt cho cả mẹ và bé
5. Cà chua
Bổ sung cà chua trong thực đơn ăn uống không chỉ giúp mẹ bầu đẹp da mà còn tăng cường được hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, chất lycopene có trong cà chua cũng giúp chống lại bệnh ung thư hiệu quả. Cách ăn cà chua tốt nhất là nấu chín.
6. Củ cải đường
Trong củ cải đường có vitamin C giúp mẹ tăng sức đề kháng. Ngoài ra, loại củ này còn chứa nhiều sắt, axit folic hai dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Củ cải đường ngon nhất vào mùa đông.
7. Ớt chuông
Ớt chuông cũng là một loại thực phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho thai nhi cũng như cho các bà bầu.
+ Trong quả ớt chuông đỏ có chứa hàm lượng vitamin C gấp khoảng ba lần so với hàm lượng vitamin C trong một quả cam.
+ Ăn ớt chuông còn giúp các bà bầu hấp thụ sắt tốt hơn, làm giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thời kỳ mang thai
8. Rau lá xanh
Kẽm hỗ trợ thai nhi phát triển các cơ quan. Kẽm có rất nhiều trong các loại rau lá xanh như: rau cải, rau diếp, rau bina…. Ngoài kẽm, các loại rau này còn có dồi dào mangan, chất xơ và vitamin.
Các loại rau có lá màu xanh đậm: là thực đơn bắt buộc phải có trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Chúng chứa nhiều sắt, axit folic, canxi, kali, vitamin A, C, chất xơ …
Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, bào thai sẽ phát triển tốt, có hệ xương phát triển khỏe mạnh cũng như tạo nên một hệ thống miễn dịch tốt. Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển về thị giác của thai nhi.
Theo các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu mẹ thiếu axit folic thì trẻ em sinh ra bị dị tật ống thần kinh.
Do vậy, hàng ngày bạn nên bổ sung rau xanh trong chế độ ăn trong suốt thai kì. Bạn có thể chọn các loại rau xanh (như rau bina, rau dền, cải bắp, cải bruxen, rau diếp, cần tây, rau mùi, bạc hà, súp lơ xanh, rau củ cải, củ cải, lá xanh, mù tạc, cây đại hoàng, rau muống, rau ngót,…) trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Các loại rau khác tốt cho bà bầu
Mầm cỏ linh lăng, măng tây, atisô, bắp cải , súp lơ, mướp đắng, bầu, dưa chuột, cà tím, bí đỏ, bí xanh, đậu Hà Lan, ngô, nấm, đậu bắp, ớt chuông, ô liu, hạt dẻ …Chúng là nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất cho bạn. Tất cả các loại rau có màu vàng cam (như bí ngô, ngô, ớt chuông…) chứa beta carotene, tiền tố của vitamin A, là loại vitamin cần thiết cho sự phát triển thị giác.
Bạn nên ăn 2-3 phần ăn hàng ngày từ nhóm này để cung cấp dưỡng chất cũng như nhu cầu chất xơ cho cơ thể để phòng chống táo bón, đặc biệt với các bạn đang mang thai 3 tháng đầu tiên.
9. Khoai lang
Trong khoai lang có một lượng lớn chất xơ và kali, chúng giúp ngăn chặn bệnh táo bón ở mẹ bầu.
Ăn khoai lang vừa phải còn giúp mẹ bầu hạn chế được chứng tiểu đường thai kỳ và cả chứng béo phì nữa.
10. Các loại đậu
Các loại đậu (như đậu lăng, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen…) là sự lựa chọn tốt cho thai phụ vì chúng rất giàu năng lượng, chất xơ và protein. Khi mang thai, hệ thống tiêu hóa của mẹ bầu chậm lại, thai phụ có nguy cơ mắc bệnh táo bón và trĩ.
Chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa và giảm các bệnh này. Ngoài chất xơ ra, các loại đậu còn chứa một số chất khác cũng có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu như: Sắt, calci, acid folic và kẽm.